I. Vẽ mạch in
Cách vẽ mạch in bằng Proteus. Phần 1: Sơ đồ nguyên lý.
Cho dù bạn vẽ mạch in bằng phần mềm nào đi nữa thì sơ đồ nguyên lý là cái quan trọng nhất đầu tiên chúng ta phải làm. So với các phần mềm khác như Eagle, Orcad, WorchBench ... thì mình thích nhất Proteus vì tính tiện lợi của nó trong các thao tác vẽ mạch. Mình sẽ không đi sâu vào cái sơ đồ nguyên lý này nhiều vì mọi người chắc cũng đã thông thạo đối với Isis. Tuy nhiên cần phải lưu ý một số cái:
1/ Sơ đồ nguyên lý phục vụ cho mô phỏng khác với Sđ để vẽ mạch in. Các bạn phải hình dung trước các linh kiện sẽ được bố trí trong mạch về hình dáng và kích thước chân của nó.
2/ Khi lấy linh kiện trong thư viện để vẽ sđnl, trừ những linh kiện có trong thư viện, bạn không cần chú ý đến mã số mà chú ý đến PCB của linh kiện. Ví dụ: Trong thư viện không có bóng A1015 (PCB: TO92), bạn chỉ cần lấy loại bóng tương tự có PCB là TO92 ví dụ 2N3906.
3/ Kiểm tra sơ đồ chân giữa A1015 và 2N3906. Khi vào Packaging Tool của 2N3906 bạn sẽ thấy các chân của nó khác với A1015 bạn sửa lại cho giống và ấn nút Assign Package(s) và làm theo hướng dẫn.
4/ Những linh kiện khác không có PCB trong thư viện, bắt buộc các bạn phải tạo footprint mới.
Phần 2: Vẽ mạch in
Sau khi có được sơ đồ nguyên lý từ Isis. Mình lấy thí dụ bộ nguồn 5VDC sau đây, trong đó các bạn chú ý hai linh kiện FUSE 1A và LED D1 mình đã tạo sẵn footprint vì thư viện ko có. Kiểm tra lại lần cuối và save lại.
B1/ Trên thanh công cụ bấm vào biểu tượng ARES hộp thoại nhắc bạn Save lại sơ đồ xuất hiện --> OK, proteus sẽ tự động liên kết sơ đồ nguyên lý của bạn với ARES.
B2/ Cửa sổ ARES xuất hiện, trước tiên các bạn cần phải vẽ hình dáng của và kích thước của bo mạch. Sử dụng các công cụ 2D graphic để vẽ, đường bao của bo mạch bạn phải chọn Layer: Board Egde (màu vàng). Nếu không mạch in sẽ chạy ra khỏi đường bao khi Autoroute.
B3/ Sắp xếp linh kiện vào board có hai cách Auto và manual.
+ Auto: bạn nhấp vào biểu tượng Auto-placer trên thanh công cụ, bên trái cửa sổ Auto-placer là list linh kiện, bạn chọn All nếu muốn máy tự xếp tất cả, bên phải là các thông số khoảng cách giữa các linh kiện. Sau khi chỉnh định xong nhấn OK. Thông thường cách này chỉ sử dụng cho những bo mạch lớn với số lượng linh kiện nhiều, mình không sử dụng cách này vì máy xếp ko được như ý muốn của mình.
+Manual: Bạn nhấn Undo, list linh kiện lại xuất hiện ở phần Component. Bạn tự sắp xếp bằng cách chọn linh kiện trong Component và bố trí trong mạch. Cái này tùy theo thẩm mỹ của mỗi người. Có thể xoay linh kiện bằng phím +/-.
Trên hình vẽ bạn thấy rất nhiều mũi tên và đường nối màu vàng, để bớt rối mắt bạn tắt grid bằng phím "G", nhấp vào biểu tượng Edit Layer Color trên thanh công cụ, trong cửa Displayed Layers bỏ các mục Ratsnest và Vectors đi.
Vẽ mạch in (tiếp theo)
B4/ Sau khi sắp xếp linh kiện xong nhấp vào biểu tượng Autorouter.
Nhấp vào mục Edit Strategies trong cửa sổ Auto Router. Trong này các bạn có thể chỉnh layer, nét mạch, khoảng cách giữa các nét, kích thước via.
+ Layer: Ares cho phép bạn vẽ mạch in bằng nhiều lớp.Vì là mạch ví dụ đơn giản nên mình chọn 1 lớp. Trong các mục pair 1->4 chỉ để Top Copper còn các cái khác bạn chọn none.
+ Nét mạch: ARES phân biệt được đâu là nét POWER, đâu là nét SIGNAL nhờ vào sơ đồ nguyên lý chúng ta đã vẽ. Chọn Strategy là POWER, phần Trace style có các cở từ T8 - T500, mình chọn T40. Tương tự đối với SIGNAL.
+ Khoảng cách giữa các nét chỉnh định ở mục Design Rules. Bạn có thể tăng giảm tùy theo chức năng của mạch nếu yêu cầu về chống nhiễu trên board cao.
Nhấn OK và chờ máy Auto Route cho bạn. Sau khi xong nếu ko thích bạn có thể Undo và chỉnh định lại, hình như Orcad làm cái này hơi khó nếu ko quen các thao tác.
B5/ Sau khi máy Route xong, sẽ có thông báo phần trăm các nét đã vẽ trong mạch, nếu 100% thì OK, còn nếu ko công việc còn lại là của bạn. Bạn nhấp vào biểu tượng Conectivity Rules cheker để kiểm tra những nét còn thiếu và bạn phải tự vẽ lấy. Bước này mình dừng ở đây vì còn tùy thuộc vào mạch.
B6/ Sau khi hoàn tất phần mạch còn lại là các chú thích trên mạch. Bạn có thể sử dụng các công 2D Graphic để vẽ vời tùy thích.
Như vậy là xong.
Mạch sau khi hoàn tất.
Đây là sản phẩm:
------------
Vẽ linh kiện:
Trong Ares bạn hoàn toàn có thể vẽ ra một linh kiện nào đó mà bộ thư viện không hỗ trợ kể cả về đế cắm và Preview 3D (mặc dù còn nhiều hạn chế) --> cách thức để tạo một đế cắm linh kiện mới (không có trong thự viện) và vẽ mạch in thì mình đã có bài hướng dẫn từ rất lâu rồi, còn "về chức năng "3D visualization" này thì là một nét mới mà mình vô tình bắt gặp ở phiên bản 7.1 (không biết truớc đó đã có chưa ), để vào cửa sỗ Preview này bạn chỉ việc kích chọn vào menu Output --> 3D.... là xong --> ở cửa sổ chính các bạn chọn phần setting để thiết lập lại hình ảnh như mong muốn như màu sắc (mạch in, đường mạch...), ánh sáng, độ dày mạch in...
Bây giờ là việc tạo vẽ một linh kiện có hình thể 3D như ý muốn : bạn kích phải vào linh kiện trên bản thiết kế --> 3d visualization --> lúc này cái bạn thấy sẽ là một khung cửa sổ đuợc ngăn ra làm 2 phần :
1. Phần bên phải chức hình ảnh 3D của linh kiện : bạn có thể chọn các hướng để nhìn : left, right... hoặc chọn chế độ "Spin" để nó tự xoay quanh trục.
2. Phần bên trái : chứa phần code để vẽ thành con linh kiện đó.
Mình sẽ nói sơ về phần code : nếu bạn chịu khó đọc bộ help của "3d visualization" phần MODEL CUSTOMISATION (nằm riêng trong cửa sổ của nó) thì sẽ hiểu rõ hơn, ở đây mình chỉ nói sơ lược qua vài code cơ bản thôi, cái này cũng không khuyến khích các bạn tìm hiểu cho lắm vì nó chưa hoàn thiện (một phần là cái này mình vọc cũng khá lâu nên quên gần hết rồi )
Code đuợc quy định cho từng thành phần và kiểu linh kiện đầu tiên sẽ là "Style Body" tức dạng thân của linh kiện (câu lệnh TYPE=...), gồm có các dạng như EXTRUDED (kéo dài), NONE (vô kiểu), CUBOID (lập phương), AXIALCYLIDER (tạo điện trở), nếu bạn không dùng lệnh TYPE thì mặc định trình sẽ chọn là kiểu EXTRUDED << mình sẽ giới thiệu cái này --> tiếp theo bên dươí lệnh Type là những dòng code quy định kích thước, vị trí tuơng đối và màu sắc thân linh kiện (các code như COLOUR=(R,G,B) << màu thân, MINHEIGHT=.., MAXHEIGHT=.. << độ dày linh kiện, X,Y, ANGLE << vị trí và góc nghiêng)
Ví dụ như sau đây là phần code của một khối đơn giản
COLOUR=(0,110,0)
MINHEIGHT=0.2mm
MAXHEIGHT=8mm
Như vậy khối trên sẽ có thân màu xanh lá cây hơi tối, có khoảng cách so với mạch in là 0.2 mm, và có độ dày là 8mm
(lưu ý hình dáng của khối này chính là phần khung bạn vẽ bằng mực "Top Silk" trong phần tạo linh kiện)
Xong phần thân bạn sẽ phải vẽ đến phần chân linh kiện
--> dạng chân (PINTYPE=..) gồm có Straight, Bentwire, SMTJ, SMTZ, SMTB, CUBOID.
Tương tự bên dưới dòng Pintype này là các code định hình màu sắc, kích thước.... chân của linh kiện
gồm có : PINCOLOUR (màu sắc), PINMAX (phần cao hơn board), PINMIN (phần thấp hơn board), PINDIAMETER, PINLENGTH, PINTHICKNESS, PINWIDTH, PINMOVE.
Còn một cách nữa là "du nhập hình ảnh 3D từ một trình đồ hoạ khác bỏ vào thư viện của Proteus.
B1: Đo kích thước chân của linh kiện. VD: Opto PC817 có 4 chân, khoảng cách giữa 1-2: 100th(2.54mm); 1-4:200th(7.62mm)
B2: Sử dụng công cụ dimension trên Toolbar Edit Objests vẽ kích thước như đã đo. Có thể chuyển đổi giữa hệ mét và inch bằng phím tắt "m" hoặc click vào button trên thanh công cụ.
B3: Sử dụng các Hole Pad trên Toolbar Edit Objects. Giả sử chọn kiểu "Round", chọn kích thước Padstack và drill (VD: C-60-30), sau đó drag và click vào các đầu mũi tên chỉ kích thước đã vẽ trước đó lần lượt hết 4 chân.
B4: Xóa các mũi tên chỉ kích thước bằng các Double Right Click vào mũi tên và vẽ hình dáng của linh kiện bằng công cụ 2D Graphics. Có thể chuyển đổi tỉ lệ "Grid" bằng các phím F2, F3 hoặc F4 cho phù hợp với hình vẽ.
B5: Đặt number cho các chân bằng cách right click vào chân cần đặt number --> Edit properties hoặc Left Click một lần nữa.
B6: Tạo thư viện cho footfrint, chọn footprint vừa vẽ bằng cách rightclick và drag sao cho đưởng nét đứt bao hết footprint, sau đó chọn Library-->Make Package.
B7: Chọn các mục hoặc tạo mới như trong hình vẽ --> ấn OK. Bạn có thể xem lại hình ảnh 3D của footprint mới vẽ bằng Tab "3D Visualiazation" trong Make Package.
Về sau khi vẽ mạch in có linh kiện PC817 chỉ cần vào Package Mode, bấm vào nút P, gõ Keywords: PC817 là được.
Bước chuyển sang mạch in:
A. CHUYỂN TỪ MẠCH NGUYÊN LÝ SANG MẠCH IN:
1. Kiểm tra tổng thể: Từ sơ đồ nguyên lý, nhấn Design Explorer, xem thông báo lỗi:
- Nếu linh kiện mà ARES chưa tìm được kiểu chân sẽ có báo “Missing” hoặc "None"
2. Kiểm tra linh kiện lỗi: Trị bịnh thiếu linh kiện, OK nhé !
- LK phải có tên: Click đúp LK> gõ tên vào ô String hoặc Component Reference
- Click đúp LK vào Propeties > Mục “Exclude from PCB Layout” phải bỏ chọn.
- Nếu LK bị “None” phải Click đúp LK, xoá bỏ dòng mã trong khung “Other Propetie”. (LK bị None thì nằm lì bên ISIS, không chịu sang ARES !)
3. Tên chân nguồn IC (đang bị hidden): Với Pic, Click đúp > Hidden Pins > sửa VDD thành VCC, VSS thành GND.
4. Nhấn ARES để chuyển sang trình thiết kế mạch in, chọn kiểu chân cho những LK bị "missing"
B. BỐ TRÍ LINH KIỆN: Chọn Component Mode > Chọn LK, nhìn các sợi tơ nối (và mạch nguyên lý), sắp đặt từng LK cho hợp lý. Bước này quan trọng, cần xem xét:
-Thay thế kiểu chân LK: Chọn Selection Mode > Click đúp LK > Gõ tên chân mới vào “Package”
-Làm Via chân IC: Chọn Dil Pal Model > Click Via vào từng chân IC.
-Chỉnh Via: Chọn Via Mode > Click phải > Change Via > Chọn cở via
-Chạy bổ sung dây nối: Chọn Ratsnest Mode > Click điểm đầu, điểm cuối.
Thêm linh kiện cho mạch in trong ARES, làm thủ công vậy :
Dùng công cụ "Package model" để chọn kiểu đóng gói linh kiện muốn thêm
Dùng công cụ "Ratsnest mode" để nối dây cho linh kiện mới thêm
C. Vẽ khung board: Chọn 2D Graphic > Chọn lớp Board Edge > Vẽ khung board
(Bạn có thể thử công cụ Auto Place: sau khi chuyển sang Ares, vẽ khung, bấm Auto Place để Ares tự động bố trí linh kiện luôn, không vừa ý thì Undo).
D. Đi dây sơ bộ: Chọn Auto Rounter > Edit Strategies > Chọn Strategy = Power > Chọn các thông số:
-Làm mạch 1 lớp thì chỉ chọn 1 lớp Bottom (lớp khác đều None)
-Chọn các thông số Trace (dây), Trace-Trace (khoảng cách), Via (chân)...
-Sau đó chọn Strategy = Signal > Lặp lại các tuỳ chọn như trên > xong OK
E. Đi dây hoàn thiện: Chọn Electra Auto Rounter > Runelectra > Continue để chạy hoàn thiện. Lặp lại bước này nhiều lần, (mỗi lần chạy nó cho 1 kết quả khác đấy, thế mới lạ chứ) mỗi lần nhớ Save as lưu lại, chọn lấy kết quả ưng ý nhất.
F. Đổ Masse: Chọn Tool > Power Plane > Chọn Nets=GND > OK. (Xoá dây masse thừa: Dùng Connectivity HighLight > Click dây mase > Click phải > Delete Rounter).
G. Làm nguội: Chọn lớp làm việc Bottom (ví dụ mạch 1 lớp)
- Chỉnh khoảng cách giữa lớp Masse và mạch: Chọn Selection Mode > Rigth Click lên board > Select All (chuyển màu trắng) > Lại Rigth Click > Edit Propeties > Chọn Clearance = ...th > OK.
- Chạy JumP: Chọn Track Mode > Click tại Via xuất phát > Click các điểm trung gian, bẻ cua > Đến điểm cần Jump, Click đúp tạo Via xuyên mạch qua mặt sau (lớp TOP màu đỏ) > Đến cuối Jump, lại Click đúp tạo Via xuyên mạch trở lại mặt trước (lớp Bottom màu xanh) > tiếp tục đi dây... > Click kết thúc trên Via cuối (nếu chạy dây sai so với mạch nguyên lý sẽ bị nhấp nháy)
- Chỉnh dây: Chọn Connectivity Highligth (làm sáng rõ các nhánh có nối với nhau, khi click) > Click trái > Click phải > Change Track Style > Chọn cở dây (Nếu không Click trái mà Click phải luôn thì chỉ chỉnh cho 1 đọan ngắn, giữa 2 điểm)
- Chỉnh Via: Chọn Via Mode > Click phải > Change Via > Chọn cở via
- Ghi nhãn: Chọn 2D Graphic Tex > click vị trí > gõ vào ô String > OK. Chọn lớp, đão chữ: Right Click lên Text > Propeties > Change>Bottom / và chọn Mirror.
H. Đo kích thước: Chọn Dimension, Click 2 điểm cần đo
- Đổi đơn vị đo : Chọn Selection > Đúp Click vào số đo > Sửa trong String Box: %C là cm, %B : inch, %A : th
I. In ấn: Output > Print > Kéo bản vẽ vào tâm trang giấy > Chọn Print để chỉnh trang giấy ngang, dọc > Ấn None rồi chọn lớp Bottom cần in > Nếu cần in vào file: Nhập tên file, chọn OK
K. TỰ TẠO THƯ VIỆN CHÂN LINH KIỆN
1.Vẽ chân Via: Vào ARES (nếu đang thực hiện board thì vẽ ở vùng bên ngoài khung board, tí sẽ xoá) Chọn Round through-hole > chọn kích cỡ Via (vùng “Circus through” bên trái màn hình, là kích thuớc Via và lỗ khoan, ví dụ C70-30) > Click đặt các chân Via, kích thước khớp theo chân linh kiện thực tế, tâm Via đặt theo điểm trên lưới bản vẽ.
2.Vẽ khung linh kiện: Chọn 2D Graphic Box/Circle > Chọn lớp “Top Silk” > Vẽ một khung bằng kích cở của LK, tương úng các chân Via đã vẽ trên.
3. Đánh số chân LK: Chọn Selection Mode > Click đúp vào từng Via và đánh số thứ tự chân/ hoặc ký tự vào trong ô “number”. Ví dụ IC thì đánh 1, 2,3 .. Led thì đánh chân A, K . . (hoặc chọn Auto Name Generator > OK > Click lần lượt các Via)
4. Lưu vào thư viện: Chọn Selection Mode > Vạch khung nhóm chọn tất cả > Chọn Make pakage > Đặt tên linh kiện > Chọn nơi lưu (dễ nhớ 1 chút) > Chọn dạng chân cắm là loại xuyên lỗ (through) hay bề mặt (surface) > Save.
5.Xử lý trên mạch nguyên lý, khi dùng linh kiện tự tạo: Xem phần “kiểm tra linh kiện lỗi” ở trên.
Hướng dẫn vẽ mạch in trên Altium PCB Designer
Bao gồm:
1. Hướng dẫn vẽ mạch nguyên lý(Schematic).
2. Từ mạch nguyên lý chuyển sang mạch in(Layout).
3. Sử dụng thư viện linh kiện và tạo mới.
4. Lưu ý sắp xếp linh kiện và đi dây.
5. Add thư viện hiển thị ảnh 3D.
6. Xuất file .pdf cho ủi mạch thủ công.
Video: https://youtu.be/_KWXk-MNSpM
Khởi tạo Project và tùy chỉnh giao diện làm việc
1. Lấy linh kiện từ thư viện
Chọn các linh kiện cần thiết cho mạch Schematic sau 1. Thiết kế thư viện nguyên lý (SCH LIB)
2. Thiết kế thư viện chân linh kiện (PCB LIB)
3. Kết nối linh kiện giữa hai thư viện
Tài liệu tham khảo thêm: Bài viết Thiết kế linh kiện dán
Linh kiện thiết kế trong ví dụ: MMA7260Q
Tác giả: Nomad204, HaUIonline.com
NỘI DUNG CHÍNH
1. Thiết kế thư viện nguyên lý
Tạo mới 1 file thư viện nguyên lý:
Tạo thư viện Schematic
Chúng ta nên nhớ, thư viện nguyên lý như một ngôi nhà, trong đó các kí hiệu, linh kiện trong đó là các thành viên trong ngôi nhà. Có nghĩa là trong thư viện, có thể chứa rất nhiều linh kiện. Chúng ta không nên nhầm lẫn là mỗi thư viện chỉ chứa đúng một linh kiện.
Đặt tên cho thư viện, nên đặt một cái tên chung và dễ nhớ. Trong ví dụ này là MyLib.Schlib
Mở Workspace SCH Library (bên trái), chúng ta sẽ thấy mặc định là tên một linh kiện. Nếu muốn thêm linh kiện khác, các bạn hãy nhấn vào nút Add. Nếu không có Workspace SCH Library, các bạn có thể lấy nó ở vị trí mũi tên trong hình.
Thẻ SCH Library
Nháy kép vào tên linh kiện ở Workspace SCH Library, và làm theo như trong hình:
Chỉnh các thông số cho linh kiện
Một số chú ý:
......
Dấu "?" là các số tự nhiên (1 2 3 4 ...) mà sau này chúng ta dùng đến trong chức năng đánh số tự động của Altium
Comment: Giá trị của linh kiện được ghi trên vỏ, cái này là dùng làm kí hiệu cho lắp ráp, dùng để cho công nhân lắp ráp và List linh kiện.
Symbol Reference: Tên của linh kiện khi được List trong danh sách của thư viện, mặc định là Component_1
Value: Giá trị của linh kiện trên bản vẽ nguyên lý, dùng cho người thiết kế và phân tích mạch, cũng có thể dùng để list linh kiện. Nếu không có Value, thì ta phải tạo mới bằng nút AddĐến phần vẽ khung và chân linh kiện:
Trong Altium, cái nào ra trước thì nằm dưới cái ra sau.
Ví dụ: Vẽ khung màu vàng trước, thêm chân sau thì chữ của chân sẽ nổi lên khung.
Thêm chân trước, sau đó mới vẽ khung thì chữ của chân sẽ bị chìm dưới khung, không nhìn thấy.
Tạo khung:
Tạo khung nền cho linh kiện
Thêm chân: (Add PIN):
Tạo chân cho linh kiện
Hiệu chỉnh giá trị cho chân:
Trước tiên, ta phải biết các thông số của chân linh kiện, cái này được cho ở Datasheet của linh kiện
Đọc DataSheet
Ta thấy rằng, MMA7260Q có:16 chân
Vậy thông số các chân sẽ như sau:
Chân đầu vào
Chân nguồn
Chân không kết nối
Chân Logic
Chân đầu ra
Lưu ý:
Độ dài các chân nên để là: 20
khoảng cách hẹp nhất giữa hai chân liền nhau là: 10
Sắp sếp tổng thế ta được như sau:
Sắp xếp các chân
Nếu không muốn hiển thị các chân NC, chúng ta làm như sau:
+ Chọn các chân NC
+ Giữ Shift và kích chuột trái để gọi Workspace SCHLIB Inspector
+ Tích vào thuộc tính Hide
Ẩn các chân NC
Kết quả cuối cùng:
Hoàn thành
2. Tạo thư viện PCB
Các điều cần lưu ý khi tạo thư viện PCB, thêm linh kiện trong Altium:
- Không nên tạo thư viện tích hợp vì bất tiện cho việc cập nhật linh kiện mới.
- Luôn để tâm của linh kiện trùng vào gốc tọa độ của bản vẽ (Orignal)
- Các kích thước lỗ khoan chân linh kiện thông dụng:
0.6mm, 0.8mm, 1mm, 1.2mm, 1.5mm, 2mm, 2.5mm, 3mm, 3.2mm ....
Không nên để kích thước lỗ là mil, vì ở điều kiện làm mạch ở Việt Nam, sẽ không sử dụng đơn vị này => khoan không đúng kích thước chân linh kiện
- Bề mặt bám thiếc (size, Y-size) thường thì để gấp đôi kích thước lỗ, nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mạch.
- Chuyển đổi linh hoạt giữa đơn vị Mil và mm, không nên gò bó vào một đơn vị nào đó.
Ví dụ: Lỗ chân linh kiện để là 0.8mm, khoảng cách các chân để là 100mil.
Phím tắt để chuyển đổi qua lại giữa 2 đơn vị là : Q
- Nên dùng phương pháp tọa độ và sử dụng thành thạo công cụ Inspector để có được một kích thước chuẩn nhất.
Điều này rất quan trọng đối với linh kiện đòi hỏi sự ghép khít, chính xác như: Led matrix, Led 7 thanh, ...
Linh kiện có kích thước càng sát với kích thước thật thì sắp mạch sẽ càng gọn và khoa học.
Nội dung chính của bài hướng dẫn này:
Thư viện PCB cũng giống như thư viện SCH, có nghĩa là nó có thể chứa không chỉ một mà rất rất nhiều linh kiện. Vì vậy chúng ta nên đặt một cái tên dễ nhớ, ngắn gọn nhất
Trong bài này, tên thư viện là Mylib.pcblib
Tạo mới thư viện:
Tạo thư viện PCB
Lưu thư viện với tên : MyLib.pcblib
Trong bài này, chúng ta sẽ tạo chân cho con MMA7260Q, các kích thước của nó đã được cho trong datasheet:
Xem DataSheet
Tại Workspace PCB Library, nháy kép vào tên PCBCOMPONENT_1 và đổi tên như hình:
Đặt tên linh kiện
Lưu ý: Tên của linh kiện nên để theo tên trong Datasheet
Tạo chân cho linh kiện: Chú ý những khung màu đỏ
Tạo chân linh kiện
Vẽ khung và sắp xếp chân như sau:
Lưu ý: Cách vẽ linh kiện đã được nói rõ ở trong: Thiết kế linh kiện dán.
Linh kiện sau khi hoàn chỉnh:
Hoàn thiện linh kiệN
3. Kết nối linh kiện giữa hai thư viện
Lưu ý: Thư viện PCB và SCH nên để chung ở cùng một thư mục, khác thư mục chứa hệ điều hành.
Thực hiện:
Mở thư viện SCH và thư viện PCB
Ở thư viện SCH, chọn linh kiện cần liên kết chân và làm theo các bước lần lượt sau:
Kết nối linh kiện giữa hai thư viện
Hoàn chỉnh:
Khi thiết kế mạch điện tử với Altium Designer thì chắc chắn rằng việc sử dụng phím tắt là trở nên cần thiết, và cũng là yếu tố giúp bạn trở thành nhà thiết kế mạch chuyên nghiệp. Tôi xin giới thiệu với các bạn các phím tắt thường được sử dụng khi thiết kế.
I. Thiết kê mạch nguyên lý (SCHEMATIC)
Phím tắt Chức năng
X: Quay linh kiện theo trục X (Đối xứng qua trục X).
Y:Quay linh kiện theo trục Y (Đối xứng qua trục Y).
Space: Xoay linh kiện 90 độ.
, SPACE: Đổi màu khi dùng bút Highlight (Đánh dấu các NET cùng tên)
ALT + Click (chọn Net): Highlight những Net có cùng tên (Làm mờ toàn bộ các phần còn lại của bản vẽ SCH)
Shift + Ctrl + C Clear: mọi áp dụng trên SCH
Ctrl + Click và kéo Di chuyển linh kiện đi cùng với dây (Giống như trong Proteus)
Shift + Space: Xoay linh kiện 45 độ.
Shift + Left Click: Copy linh kiện.
Shift + Click và kéo Kéo linh kiện ra.
Ctrl+Shift+L: (hoặc A L) Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng dọc.
Ctrl+Shift+T: (hoặc A T) Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng ngang.
Ctrl+Shift+H: (hoặc A H) Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng ngang.
Ctrl+Shift+V: (hoặc A V) Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng dọc.
Ctrl + M: Đo khoảng cách.
C C: Biên dịch Project – Kiểm tra các lỗi kết nối, port.
D B: Lấy linh kiện trong thư viện.
D O: Thay đổi thông số bản vẽ.
D U: Update nguyên lý sang mạch in.
J C: Nhảy đến linh kiện.
P B: Vẽ đường bus.
P N: Đặt tên cho đường dây.
P O Lấy GND.
P T: Thêm Text.
P W: Để đi dây nối chân linh kiện.
P V N: Đánh dấu chân không dùng.
T A: Mở cửa sổ quản lý đặt tên cho linh kiện.
T N: Đặt tên tự động cho linh kiện.
T S: Tìm linh kiện bên mạch in (Bạn chọn khối bạn cần đi dây bên mạch nguyên lý rồi ấn T-S, nó sẽ tự động tìm khối đấy bên mạch in cho bạn).
T W: Tạo linh kiện mới
TAB: Thay đổi các thông số của mạch.
V D: Đưa bản vẽ vừa trong khung màn hình.
II. THIẾT KẾ MẠCH IN (PCB LAYOUT)
Phím tắt Chức năng
2: Xem mạch in ở dạng 2D.
3: Xem mạch in ở dạng 3D.
Q: Chuyển đổi đơn vị mil –> mm và ngược lại.
P T: (Place > Interactive Routing) Chế độ đi dây bằng tay.
P L: Định dạng lại kích thước mạch in nhấn rồi vào lớp keep out layer vẽ đường viền sau đó bôi đen toàn mạch rồi nhấn D S D.
P M: Kéo nhiều dây 1 lúc (MultiRoute) (bằng cách: nhấn Shift để chọn nhiều Pad, sau đó nhấn P M rồi đi dây như bình thường. Trong khi MultiRoute, bạn có thể nhấn Tab để điều chỉnh khoảng cách tương đối giữa các dây với nhau)
P G: Phủ đồng.
P V: Lấy lỗ Via.
P R: Vẽ đường mạch to, khoảng cách giữa các đường mạch nhỏ.
P D D: Hiển thị thông tin kích thước PCB (giống như trong Cad có dạng <– 80mm –>)
A A: Đi dây tự động.
T U A: Xóa bỏ tất cả các đường mạch đã chạy.
T U N: Xóa các đường dây cùng tên.
T D R: Kiểm tra xem đã nối hết dây chưa sau khi hoàn thành đi dây bằng tay.
T E: Bo tròn đường dây gần chân linh kiện (Tea Drop – hình giọt nước cho đường mạch gần chân linh kiện).
T M: Xóa lỗi hiển thị trên màn hình.
D K: Chọn lớp vẽ.
D R: Để chỉnh các thông số trong mạch như độ rộng của đường dây (Width), khoảng cách 2 – dây (Clearance),cho phép ngắn mạch (Shortcircuit)…
D O: Chỉnh thông số mạch, nếu bạn không muốn các ô vuông làm ảnh hưởng đến viện vẽ mạch thì chuyển line thành dots.
D T A: Hiển thị tất cả các lớp.
D T S: Chỉ hiển thị lớp TOP + BOTTOM + MULTI…
C K: Mở cửa sổ chỉnh sửa đường dẫn linh kiện.
R B: Hiển thị thông tin mạch (kích thước, số lượng linh kiện…)
O D: (Hoặc Ctrl + D) Hiện thị cửa sổ Configurations (Điều chỉnh ẩn hiện các thành phần)
V B: Xoay bản vẽ 180 độ.
V F: Hiển thị toàn bộ bản vẽ.
L: Khi đang di chuyển linh kiện lật linh kiện giữa lớp Top và Bottom (Bottom và Top)
L hoặc Ctrl+L Mở View Configuration để điều chỉnh hiển thị các lớp.
TAB Hiện cửa sổ thay đổi thông tin khi đang thao tác.
Fliped Board Lật ngược mạch in.
Ctrl G: hoặc G Cài đặt chế độ lưới.
Ctrl M: Thước đo kích thước mạch.
Shift M: Kính lúp hình vuông.
Shift R: Thay đổi các chế độ đi dây (Cắt – Không cho cắt – Đẩy dây).
Shift S: Chỉ cho phép hiện 1 lớp đang chọn (các lớp còn lại được ẩn).
Shift+Space: Thay đổi các chế độ đường dây (Tự do – Theo luật – Vuông 90 độ – Cong)
Ctrl+Shift+L: (hoặc A L) Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng dọc.
Ctrl+Shift+T: (hoặc A T) Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng ngang.
Ctrl+Shift+H: (hoặc A H) Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng ngang.
Ctrl+Shift+V: (hoặc A V) Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng dọc.
Ctrl+Shift+Cuộn chuột Chuyển qua lại giữa các lớp.
III. 3D MODE (3D VISUALIZATION)
Phím tắt Chức năng
0: Xoay board mạch về hướng nhìn gốc
9 :Xoay board 90 độ
2: Chuyển sang chế độ 2D khi trong chế độ 3D View
3: Chuyển sang View 3D khi trong chế độ 2D
SHIFT Đồng thời nhần Shift và Click chuột phải, di chuyển chuột để xoay boad mạch theo các trục X Y Z
V F: Điều chỉnh board mạch vừa khít màn hình
V B: Lật boad mạch
Cuộn chuột Kéo lên – Kéo xuống
SHIFT + Cuộn chuột Sang trái – Sang phải
CTRL + Cuộn chuột Phóng to – Thu nhỏ
CTRL + Di chuyển chuột Phóng to – Thu nhỏ
CTRL + C: Chụp ảnh góc nhìn hiện tại của board mạch 3D vào Clipboard, để lưu thành file ảnh bạn cần sử dụng tool như Paint chẳng hạn.
T P: Mở cửa sổ Preferences
L: Mở cửa sổ Configurations – Điều chỉnh các thuộc tính hiển thị
Giới thiệu sản phẩm dịch vụ: - Cung cấp giải pháp, thiết kế các sản phẩm Robot gia dụng - Cung cấp các sản phẩm điện thông minh, nhà thông minh - Sửa chữa, phục hồi chức năng cho Robot - ...
Ý kiến bạn đọc